Giúp bạn hiểu rõ: Bệnh khô miệng có nguy hiểm không?

Bạn đang băn khoăn khô miệng có nguy hiểm không và đâu là cách điều trị khô miệng hiệu quả. Hãy đọc ngày bài viết này!

1. Dấu hiệu của bệnh khô miệng là gì?

Bệnh khô miệng

Dấu hiệu của bệnh khô miệng là gì?

Dấu hiệu của chứng khô miệng chủ yếu ở các bệnh nhân là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi. Khi có một trong những biểu hiện trên là bạn đã bị khô miệng.

2. Tại sao bị khô miệng – bệnh lý do đâu?

– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt: Khi tuyến nước bọt bị nhiễm vi trùng, nấm, làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt. Triệu chứng này thường gặp ở chị em bị khô miệng khi mang thai.

– Thuốc, bao gồm một số loại thuốc không kê toa, gây khô miệng như là một tác dụng phụ. Trong số các loại có khả năng gây ra vấn đề là một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm và lo âu, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc cao huyết áp, chống diarrheals, giãn cơ, thuốc bệnh Parkinson… gây ra tình trạng khô miệng.

– Thuốc lá và rượu, bia. Hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia có thể làm tăng các triệu chứng khô miệng.

Bệnh khô miệng 2

Hút thuốc lá gây khô miệng

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây bệnh khô miệng khá phổ biến khác như như uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sáng, thở bằng miệng khi ngủ, ngạt mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng. Điều này bắt nguồn từ thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc do không khí lạnh, do viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến tình trạng chất nhầy đóng trong mũi quá nhiều, làm nghẽn đường lưu thông của không khí vào cơ thể mũi dẫn đến bị khô miệng.

3. Cách phòng tránh:

– Liên tục uống nước, nhấp nước và dùng các loại nước súc miệng không chứa cồn hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng sẽ giúp làm giảm tình trạng khô miệng.

– Chải răng với kem đánh răng có fluoride. Hỏi nha sĩ nếu có thể hưởng lợi từ kem đánh răng fluoride theo toa.

– Tránh các thức uống có chứa chất caffeine vì caffeine có thể khiến miệng bị khô. Nếu có sử dụng thì bạn không nên làm dụng quá nhiều và thực hiện súc miệng bằng nước sạch ngay sau đó.

– Sử dụng máy phun sương vào ban đêm để tăng độ ẩm không khí trong phòng.

– Mỗi bữa ăn xong là đánh răng ngay để vi khuẩn không có cơ hội làm lên men thức ăn thừa tạo ra axít làm hại men răng.

Hi vọng với những chia sẻ trên thì bạn đã hiểu rõ khô miệng khát nước là bệnh gì ? Khô miệng ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của chúng ta. Trường hợp nghiêm trọng bạn cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thờ, nếu không sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng về răng miệng và sức khỏe.

Nguồn: http://lamrangsuthammy.info/

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.