Lở miệng không nên ăn gì? Và lở miệng nên ăn uống như thế nào

Khi bạn bị lở miệng lâu ngày, một chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa được bệnh tật, ngược lại nếu bạn không có chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy khi lở miệng không nên ăn gì?

Lở miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt trong ăn uống. Khi bị lở miệng bạn ăn uống rất khó khăn, và không phải loại thức ăn nào bạn cũng được ăn, vậy lở miệng không nên ăn gì và nên ăn gì?

Các thực phẩm bạn không nên ăn khi bị lở miệng:

– Không nên dùng thực phẩm cay nóng khi bị lở miệng

Khi bị lở miệng bạn nên hạn chế các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm, hạn chế ăn thịt chó … vì những đồ này có tính nóng dễ làm bệnh nặng hơn.

– Thực phẩm có tính axit

>>> Xem thêm: Cách trị bệnh lở miệng.

Lở miệng không nên ăn gì

Lở miệng không nên ăn thực phẩm có tính axit

Những thực phẩm có tính axit như dưa chua, dưa bắp cải, cam, quýt… có thể sẽ làm bạn thêm phần khó chịu hơn. Do đó, nếu như trong quá trình lở miệng dù có thèm đồ chua như thế nào cũng tuyệt đối không nên ăn nhé!

– Tránh đồ uống có cồn, cafein khi bị lở miệng

Hạn chế tối đa việc thu nạp đồ uống chứa cồn và cafein để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng. Với những thực phẩm cần kiêng như trên bạn đã biết lở miệng không nên ăn gì rồi chứ.

Ngoài kiêng những thực phẩm trên, khi bị lở miệng bạn cần chú ý:

– Giữ vệ sinh răng miệng. Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn khoang miệng là một trong những “đầu mối” gây nên bệnh lở miệng. Vì thế bạn cần luôn nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày và đến gặp nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần ngay cả khi bạn không có những dấu hiệu bất thường.

Lở miệng không nên ăn gì 2

 Khi lở miệng bạn cần giữ vệ sinh răng miệng

Khi vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để tránh tổn thương khoang miệng. Thường xuyên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng một lần.

– Tăng số lượng lysine trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm cá, thịt gà, trứng và khoai tây.

– Ăn nhiều sữa chua và bổ sung những thực phẩm có chứa vi khuẩn sống lành mạnh.

– Giảm thiểu tối đa sự căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống, thay vào đó hãy tham gia vào một lớp học yoga

– Chọn kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate.

Để có thể ngăn chặn được chứng lở miệng, lở miệng nên ăn gì cũng rất quan trọng, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, nhất là những vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần ăn thật nhiều rau xanh, các loại trái cây, uống đủ nước.

Có bất kỳ thắc mắc gì về  lở miệng không nên ăn gì và trị lở miệng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0902.68.55.99 hoặc trực tiếp đến trung tâm Nha khoa quốc tế Dencos Luxury để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Nguồn: http://nhakhoadencosluxury.vn

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.