Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ CHUẨN tại nha khoa

Hàn trám răng là một phương pháp nha khoa được sử dụng để phục hồi lại răng sinh lý bị hư hỏng hay bị sâu trở lại trạng thái ban đầu và đồng thời lấy lại chức năng thẩm mỹ bình thường như răng tự nhiên mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho khách hàng. Cùng tìm hiểu quy trình hàn trám răng thẩm mỹ chuẩn tại làm răng sứ thẩm mỹ để biết rõ hơn về phương pháp này nhé.

 

Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ

Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ tại nha khoa

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra nha khoa tổng quát, xác định tình trạng răng và nha sĩ đưa ra phương pháp xử lý nhanh chóng và chính xác.

Bước 2: Chụp cấu trúc xương bằng thiết bị CBCT OP300

Chụp phim X quang bằng công nghệ hiện đại, đưa ra các hình ảnh, với nhiều góc 3D hoàn chỉnh, giúp cho bác sĩ nhận diện được cấu hình ảnh răng bị hư tổn mức độ nào, độ sâu, sứt mẻ chiếm tỉ lệ bao nhiêu để từ đó có những tính toán cụ thể cho kỹ thuật thực hiện.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh, kháng khuẩn, xử lý các vấn đề về răng miệng

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng cẩn thận để tránh những biến chứng trong quá trình thực hiện. Trường hợp, răng sâu, viêm cần được xử lý nhanh gọn trước khi hàn trám.

Bước 4: Thực hiện hàm trám răng

Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng, đưa vật liệu hàn trám vào chỗ khuyết trên răng, lấp đầy, tạo hình như răng thật để sửa soạn răng. Đồng thời, đèn chiếu laser sẽ hoạt hóa, làm đông cứng chất liệu trám, duy trì răng chắc khỏe cố định.

Bước 5: Kiểm tra và hẹn lịch tái khám

Bác sĩ hoàn tất các thao tác hàn trám và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, hẹn lịch tái khám để kiểm tra độ bền chắc cho khách hàng.

Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ

Các phương pháp trám răng hiện nay

+ Vật liệu trám Amalgam

Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng hàng trăm năm, được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. Hỗn hợp này có màu bạc nên trám Amalgam thường được gọi là trám bạc. Amalgam thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng hàm, răng tiền hàm.

Chất liệu Amalgam không độc, không kích ứng răng và mô mềm. Vât liệu này có chi phí thấp nhưng tuổi thọ cao, với độ bền tương đối tốt giúp thao tác trám nhanh chỉ cần trong một lần thực hiện. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

Hạn chế của Amalgam là có màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mỹ không cao do đó không được dùng để  trám răng cửa. Sau khi trám xong có thể có vài mảnh vụn rơi ra khi ăn nhai, những phụ nữ có thai không nên sử dụng trám amalgam để tránh dị ứng có thể xảy ra. Ngoài ra, sau khi trám với amalgam thì răng có thể bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì amalgam dẫn nhiệt tốt.

+ Vật liệu trám kim loại quý

Loại vật liệu trám răng truyền thống này là hợp kim của bạc, đồng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch so với màu răng thật. Hợp kim này có tuổi thọ khá cao nhưng cũng có giá thành không rẻ, để hoàn tất cần đến hai lần thực hiện theo kỹ thuật Inlay/Onlay tức là tạo xoang trám trước, sau đó lấy dấu răng và đúc miếng trám ở bên ngoài rồi gắn trở lại trên răng.

Quy trình hàn trám răng thẩm mỹ

+ Vật liệu trám răng Composite

Composite là chất liệu trám được ưu chuộng hiện nay do có tính thẩm cao, màu tự nhiên như màu răng, do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.

Vật liệu trám răng dễ thao tác trong khi trám giúp rút ngắn thời gian thực hiện, chỉ cần 1 lần hẹn là hoàn tất. Giá thành của composite cũng hợp túi tiền với nhiều đối tượng hơn.

Hạn chế lớn nhất của composite là miếng trám có thể đổi màu sau vài năm và độ chịu lực không cao và thường sau 2-3 năm bạn có thể phải hàn trám lại do vật liệu bị bong bật ra khỏi bề mặt trám do tác dụng của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh.

+ Vật liệu trám GIC

Loại vật liệu trám răng này thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm. GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.

GIC cho phép thao tác nhanh và dễ dàng hơn cả composite nên chỉ cần 1 lần hẹn là có thể hoàn thành trám thẩm mỹ. Tuy nhiên, GIC dễ vỡ, tuổi thọ không cao như các chất liệu khác và thường phù hợp để hàn trám cổ răng bị mòn.

Tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hàn trám với vật liệu phù hợp nhất.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ quy trình hàn trám răng thẩm mỹ chuẩn xác nhất tại nha khoa để có sự chuẩn bị chu đáo khi phục hồi răng. Mọi vấn đề còn thắc mắc về hàn tám răng hoặc bảng giá bọc răng bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.