Chứng khô miệng và những thắc mắc thường gặp nhất – BS tư vấn

Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Khô miệng đôi khi biểu hiện ở triệu chứng teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu, lở loét trong miệng, miệng có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân gây nên bệnh là gì và đâu là phương pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này.

1. Khô miệng có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Dấu hiệu của chứng khô miệng là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy khát nước thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi. Khi có biểu hiện khô miệng chúng ta thường có thói quen liếm môi, điều này không hết tốt bạn nhé.

Chứng khô miệng

Dấu hiệu nhận biết chứng khô miệng

Ở một số bệnh nhân, Khô miệng còn gây chảy máu, lở loét trong miệng, vết loét hoặc tách da ở các góc của miệng, nứt môi. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.

2. Nguyên nhân gây ra chứng khô miệng?

– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, bệnh tuyến nước bọt tự miễn hoặc sỏi tuyến nước bọt: Khi tuyến nước bọt bị nhiễm vi trùng, nấm, làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt, gây ra chứng khô miệng.

– Các bệnh lý cơ thể: Mất nước, xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, suy tim, hội chứng tăng urê máu…cũng có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.

Do việc sử dụng thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu (migraine), thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson sẽ khiến cho cảm giác khô miệng ngày càng tăng lên…

3. Giảm triệu chứng khô miệng bằng cách nào?

– Uống, nhấp nước hoặc các loại thức uống không đường để làm ẩm miệng, uống nước trong lúc ăn để giúp nhai và nuốt dễ dàng hơn và tránh tình trạng khô miệng khát nước.

Chứng khô miệng 2

Giảm triệu chứng khô miệng bằng cách nhấp nước

– Dùng thử các loại nước bọt thay thế không kê toa chứa carboxymethyl cellulose hoặc hydroxyethyl cellulose, chẳng hạn như Biotene Oral Balance.

– Thở bằng mũi. Thở bằng miệng là một trong những triệu chứng khô miệng thêm trầm trọng hơn. Bạn có thể cần tìm cách chữa ngáy để tránh thở bằng miệng khi ngủ.

4. Những thực phẩm cần tránh khi bị khô miệng?

+ Cà phê và thức uống có cồn

+ Tất cả các loại thuốc lá

+ Các loại thức ăn và kẹo chứa nhiều đường và có độ axit cao

Để điều trị chứng khô miệng bạn có thể áp dụng các phương pháp từ thiên nhiên. Tuy nhiên, bạn nên khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng. Khi có biểu hiện khô miệng bạn cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: http://lamrangsuthammy.info/

Lưu

Thông tin Website có tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước thông tin đã đăng.